Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Suối Mạch Máng, thêm một nơi để lòng hướng về…

Mỗi mảnh đất miền Nam dường như đều là di tích  một thời đạn bom:. Bụi tre, con sông, dòng suối, con đường… đều mang màu lịch sử.

Vừa có thêm một di tích, sát nách Sài Gòn, chỉ cách vài chục cây, ngã 3 giữa ba tỉnh (cũ là Biên Hòa- Thủ Dầu Một- Gia Định, nay là ba tỉnh Đồng Nai- Bình Dương-TPHCM), từng là chiến trường khốc liệt, chà đi xát lại.
Được địa phương đón tiếp chu đáo
Tiêu binh danh dự tập hợp
Quân nhạc cử hành
Sau Mậu Thân, quân chủ lực miền áp sát Sài Gòn. Trong hai ngày 4-5 và 5-5 năm ấy, bộ đội chính quy từ miền Bắc vào kết hợp du kích địa phương chiến đấu với 2 tiểu đoàn lính Mỹ có xe tăng, máy bay yểm trợ.
Vòng hoa của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Trận đánh “suối Mạch Máng” diễn ra tại ấp Tân Phước, xã Tân Hiệp, quận Dĩ An, Biên Hòa (nay là ấp Tân Phước, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương) với hàng chục đợt tiến công, càn quy mô lớn.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM cùng các lãnh đạo địa phương trong buổi lễ
Suối  Mạch Máng cuộn đỏ. 40 năm sau, năm 2008 một bia tưởng niệm chung, ghi danh 165 liệt sỹ, được khánh thành. Hiện mới tìm được tên của 155 bộ đội chủ lực và 10 dân quân du kích hy sinh. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục và những dòng chữ vàng ghi tên các liệt sĩ được khắc tiếp... 

Thắp nhang cho các liệt sĩ 
 45 năm sau, hôm 30-4-2013, nơi diễn ra trận chiến đẫm máu ấy, trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: suối Mạch Máng (dân gian còn gọi là Suối Sọ).

Bà Liên phát biểu trên diễn đàn buổi lễ
Mấy chục năm, có những người vợ, người em, người con...tất tưởi đi về tìm kiếm. Ông Bùi Duyên Hải ở Hà Nội, hàng chục năm lặn lội khắp miền Đông tìm thông tin về người cha là liệt sĩ Bùi Doãn Thi, tưởng đã vô vọng, nay may mắn tìm thấy, dù chỉ là một dòng tên trên bia chung tại nhà tưởng niệm bên suối Mạch Máng.
Chính quyền địa phương tặng hoa
Khi người cha ngã xuống ở miền Nam, tại Hà Nội ông Bùi Duyên Hải mới 2 tuổi, còn chị ông, bà Bùi Thị Bích Liên, mới 5 tuổi. Ký ức về người cha như nước mắt chảy ngược, dăm chuyện nghe lại với lòng thương nhớ khôn nguôi.

Báo, đài các tỉnh miền Đông Nam Bộ phỏng vấn

Bà Liên kể: Dù chỉ tìm thấy một dòng tên trên tấm bia chung, cũng thấy được mảnh đất, dòng suối, với những câu chuyện đồng đội của cha kể lại. Nay mỗi lần thắp hương, ngày Tết dịp lễ, với chúng tôi có thêm một nơi cụ thể để hướng về …

Chia sẻ tại buổi họp mặt
Ôn lại kỷ niệm trong ngày giỗ chung của các liệt sĩ suối Mạch Máng
Ông Nguyễn Đình Hải, chồng bà Liên, ôm di ảnh cha vợ chưa một lần được gặp, kể: “Bao năm cả nhà tìm mọi nguồn, mọi cách, nhờ cả ngoại cảm, cầu cơ…  Nay biết chỗ mừng lắm, cả nhà đi cầu cơ, tính xin ông cho phép rước về quê…


Ông "về", “gặp", "chuyện trò" vui tươi, cười hề hề bảo con cháu: "Tao ở đây vui lắm, có nhiều đồng đội, bà con địa phương. Vui rồi, chu đáo rồi, thôi cứ để tao ở đây cho vui…"

Mãi giữa lòng con cháu và đồng bào
Ấm tình người trên quê mới, giữa đồng đội, đồng bào, dạt dào tình thương. Một niềm vui lắng đọng giữa triệu niềm vui...

1 nhận xét:

  1. Khong gi bang gia dinh. Hanh phuc doi nguoi chinh la su doan vien.

    Trả lờiXóa