Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Điện Kremli: Một di sản thế giới

Đó là Phủ Tổng thống Nga thời nay, là nơi lên ngôi, ngự ngai của các Sa hoàng trong nhiều thế kỷ trước…

Đó là “Cung điện hoàng gia”, nơi các siêu quý tộc xưa, các quan chức cao cấp nay tụ họp, cử hành các lễ lạt… Nơi này cũng là kho, bảo tàng lưu giữ các báu vật quốc gia.


Đó cũng là một nghĩa trang giữa lòng thành phố. Diêu nghĩa trang dành cho siêu nhân. Xưa, làm mộ cho vua chúa, hoàng tộc. Này, trên quảng trường Đỏ có lăng Lê Nin. Dưới chân tường điện Kremli, phía sau lăng, một loạt mộ các lãnh đạo cấp cao thời Liên Xô.


Bức tường thành đoạn này, còn là nơi lưu tro cốt những người nổi tiếng… Gần đó là ngọn lửa chiến sĩ vô danh thời thế chiến…

“Ba trong một”, sống hay chết, vào được tam giác vàng này phải là bậc trâm anh thế phiệt, quyền thế hàng đầu hoặc vĩ nhân muôn thuở…


Điện Kremli tại Moskva, (tiếng Nga: Московский Кремль), một dạng thành quách kiểu Nga. Kreml, cổ nghĩa là thành lũy, pháo đài, phên dậu kinh thành.


Có nhiều Kremli ở nhiều thành phố cổ, nổi tiếng nhất ở Moskva, được xây vào thế kỷ 7, trở thành trung tâm chính trị Nga từ nhiều thế kỷ trước.


Hình tam giác, nằm bên sông, diện tính 2,75 nghìn m2. tường bao quanh xây bằng gạch đỏ với 20 toà tháp nóc nhọn.


Trong Kremli có nhiều nhà thờ, trong đó có 3 nhà thờ lớn dành cho các hoạt động cung đình và chính trị cấp quốc gia. Nhà thờ Thánh mẫu lên trời xây năm 1475, nơi lên ngôi của các đời Sa Hoàng; nhà thờ Báo hỷ mạ nóc vàng, nhà thờ Thiên sứ nơi chôn cất các Sa hoàng.


Điện Kremli là nơi giữ các vật báu quốc gia, là trung tâm địa lý và lịch sử, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii, một phần cổ nhất thành phố.


Dân cư đầu tiên tại khu vực Kremli có thể có từ thời kỳ đồ đồng (khoảng thiên niên kỷ 2 TCN). Ban đầu Kremli có vai trò như pháo đài bảo vệ khu dân cư, Những ghi chép đầu tiên nhắc tới Moskva có vào năm 1147.


Moskva được Đại công tước Yuri Dolgoruky mở rộng trong thế kỷ 12. Từ năm 1264 là nơi ở của các công tước Moskva.

Năm 1156 trên khu vực Kremli ngày nay người ta xây các công trình quân sự đầu tiên, dài khoảng 700 mét. Pháo đài được đặt tên là Kremli vào năm 1331.

Thế kỷ 14 lãnh thổ Kremli được mở rộng, với các tường thành bằng gỗ sồi, Năm 1367 được thay thế bằng tường và tháp từ đá trắng.


Thế kỷ 15, Đại công tước toàn Nga mời nhiều nhà xây dựng có tiếng từ Ý tái thiết Kremli, trong đó có kiến trúc sư Aristotile Fioravanti. Lần lượt các công trình ra đời: nhà thờ Uspensky (1475 - 1479), nhà thờ Blagoveshchensky (1484 - 1489), cung điện Granovitaya (1487 - 1491), nhà thờ Arkhangelsky (1505 - 1508), hầm mộ của các công tước và Sa hoàng Nga và tháp chuông Ivan Veliky.

Trong giai đoạn 1485 - 1495, thời Ivan III, pháo đài Kremli được xây dựng lại. Các tường thành và tháp canh mới cao hơn, dày hơn, được ốp bằng gạch đỏ. Tường kéo dài đến 2.235 m, tăng dày từ 3,5 lên 9 m, với lỗ châu mai "đuôi én" kiểu Ý.

Giai đoạn 1508 - 1516 trên Quảng trường Đỏ là hào nước thông với sông Neglinnaya làm Kremli trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm.

Giai đoạn 1702 - 1736 kho vũ khí Arsenal được xây dựng (các kiến trúc sư D. Ivanov, Kh. Kondrad, M.I. Choglokov). Giai đoạn 1776 – 1787, tòa nhà của Viện Nguyên lão (kiến trúc sư M.P. Kazakov.


Năm 1812 Moskva và Kremli bị Napoléon Bonaparte chiếm đóng. Khi rút lui, Napoléon ra lệnh đặt mìn phá hủy các Kremli. Phần lớn thuốc nổ đã không nổ, nhưng tổn thất vẫn bị coi là đáng kể.

Giữa thế kỷ 18 ý tưởng xây dựng Cung điện lớn Kremli  dọc theo sườn phía nam của ngọn đồi mé bờ sông.
Giai đoạn 1935 – 1937, Xô Viết, biểu tượng đại bàng hai đầu của nước Nga từng được đặt trên các tháp chính của Kremli bị thay thế bằng các ngôi sao hồng ngọc, đường kính 3 - 3,75 m.


Giai đoạn 1959 - 1961 người ta xây Cung Đại hội Kremli. như một phòng hòa nhạc hiện đại.
Phần lớn các công trình tại Kremli còn tồn tại ngày nay được xây dựng vào thế kỷ 17.

20 tháp canh, với 3 tháp được xây dựng tại ba góc của tam giác có tiết diện tròn, các tháp còn lại có tiết diện vuông. Tháp cao nhất là Spasskaya, cao 71 m.

Năm 1990 UNESCO đưa Kremli vào danh sách Di sản thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét