Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Xuyên Siberia, tuyến đường sắt tơ lụa đáng trải nghiệm

Trans-Siberian Railway, tuyến đường sắt được cho là dài nhất quả đất, nối từ Vladivostok ở Viễn Đông Nga đến Moscow. 

Phượt khắp thế gian, bằng đủ loại phương tiện, nhưng làm một chuyến bằng tàu hỏa xuyên Siberia vẫn là một chuyến đáng đi và trải nghiệm. 

Cứ ngả ngốn trên tàu, ăn ở ngủ nghỉ vô tư, lướt qua các chốn thần tiên, dăm chỗ "ngả bàn đèn" với dân địa phương câu cá trên hồ Baikan, cưỡi ngựa trên thảo nguyên bát ngát mà hít thở không khí trong lành mấy nơi có.

Tàu, tàu hỏa Nga nay có tour Trans-Siberian đờ luých, khác hẳn với tàu chợ bưng bít ngột ngạt xưa. 21 ngày lênh đênh dập rình, táo tợn phết và khoái phết...

Nối Vladivostok với Moscow, dài 9446 km, xuyên Siberia, qua các thành phố lớn:    Vladivostok, KhabarovskIrkutskKrasnoyarskNovokuznetskNovosibirskOmskChelyabinsk... 

Ý tưởng xây dựng tuyến này được cho là quá táo bạo bởi Siberia hoang dã, lạnh cong, lại quá rộng, chỗ đầm lầy, chỗ đồi núi. Nhưng năm 1857, thống đốc vùng Viễn Đông Siberia lúc đó là N.N. Muravyov-Amurskiy quyết liệt "đặt vấn đề. Và nó được khởi công, cơ bản hoàn thành vào năm 1891. 

Tuyến đường này, các lưu học sinh VN  sang Liên Xô và Đông Âu thời còn chiến tranh đã đi qua, tàu chợ, cưỡi tàu xem hoa. Nay vẫn có thể đi, xuyên Siberia, chỉ cần đổi tàu xuyên TQ.

Hà Nội, trước năm 1972, ga Hàng Cỏ chưa bị ném bom là đầu mối tàu liên vận quốc tế trông như thế này:

Ga Hàng Cỏ xưa

Lên Đồng Đăng, Lạng Sơn, đi ô tô sang Bằng Tường, TQ. 

Sông Trường Giang, TQ
Đi tàu xuyên dọc TQ, lên Bắc Kinh. 

Từ đây có hai đường sắt, một là qua Mông Cổ, hai là vòng phía đông bắc sang thẳng Nga.

Tàu TQ chạy thời xưa chạy than đốt, chuyển sang tàu Nga chạy bằng điện lưới, êm và không khói, không hú bằng hơi nước nhức nhối. 

Tàu hỏa Nga chạy điện lưới
Ga Vladvostok, điểm đầu tuyến xuyên Siberia
Sang Nga, đường này chen  nhập vào tuyến xuyên Siberia. Từ đây quẹo trái, xuyên Siberia sang châu Âu.


Đầu đường phía đông của tuyến đường này  là Vladivostok. 




Giường tầng trên tàu
Tàu chợ xưa giường 2 tầng, vách ngăn, nhưng không phải phòng kín. 

Tàu du lịch nay hoành tráng sáng sủa, thơm phức, có góc nhìn tối đa và cả sưởi nắng.

Cà phê, trà, nước uống có, theo kiểu Nga, trong các samova, loại giữ nóng đồ uống. 

Ăn uống có toa riêng, xưa cũng vậy, nay tàu du lịch toa này trang bị như nhà hàng xịn.

Irkutsk, một thành phố lớn và hiện đại ở Viễn Đông Nga. Ga tàu hỏa của nó như thế này:



Và thành phố kiểu Viễn Đông, vừa châu Á lại vừa vươn hoành tráng:



Đây là vùng gần hồ Baikal, hồ lớn nhất quả đất:



Trong vùng, có thành phố Angarsk



Và ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Nga, chùa Ivolginsky-Datsan:



Tiến tiếp về phía tây, rừng Taiga mênh mông, với sông Lena có những vách đá dựng đứng:



Và chiếc cầu bắc qua sông thơ mộng:



Thảo nguyên Altai:



Những thành phố ngôi nhà ven sông, rất bình yên và đặc Nga:



Dòng Volga lững lờ:



Chiều buông xuống ven sông, âm thầm gió rì rào



Rừng Nga. Mênh mang và đượm buồn




Novosibirsk, một thành phố lớn trung tâm Siberia:


Và Moscow, thủ đô Nga:



Chào mừng trên Quảng trường Đỏ:



Xuống phía tây nam, vượt sông Dnepr:



Kiev hiện ra:



Con sông chung của châu Âu, dòng Đa-nuýp xanh:



Từ lâu xuất hiện một đế chế hùng mạnh. Trong lịch sử từng có "Nước Nga Kiev" và thực tế có Kiev Nga, dù nó là thủ đô Ukraina:



"Trường Đỏ", tức KGU, tức Đại học tổng hợp Kiev:



Cũng Ukraina, cựu đô Kharcov. Nhà ga Kharkov:



Và Khisi:



Trans-Siberian Railway nguyên thủy chỉ đến Moscow. Nay nó đã kéo dài sang châu Âu, tới Ba Lan, Đức và Pháp. Hiện điểm cuối là Paris, nhưng vẫn có thể kéo dài thêm. 

Biết đâu trong tương lai nó sẽ còn kéo sang Tây, Bồ và cả vượt đường ngầm biển để sang Anh?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét