Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Nhà sàn, kiến trúc nhà ở cổ nhất của người Việt


Nhu cầu ở cao để tránh thú dữ, ẩm thấp, lụt, nên người Việt cổ làm nhà sàn. Nó là loại nhà thoáng, được nhiều dân tộc khác trong khu vực cùng làm, do cùng môi trường, cùng nhu cầu.

Ngôi nhà cổ nhất được biết đến từ năm 1927, do ông Pajot, nhân viên viện Viễn Ðông Bác Cổ tìm được tại bờ sông Mã, vùng Thanh Hóa.


Mãi đến ngày 17-1-1938, phát hiện này mới được nhà khảo cổ V. Goboulew “báo cáo khoa học”  trong một buổi thuyết trình. Chậm, vì phải kiểm tra, định tuổi các vật liệu xây nhà này. Và căn nhà đó được định cùng tuổi với ngôi mộ cổ khai quật trong khu vực.

Ðó là một nhà sàn, có cột cái cao 4,50 thước, sàn cao 1 thước.

Mái nhà dài xuống trùm tới sàn, và vì thế cửa phải trổ ra ở góc hồi.

Sàn bằng tre sặt, một loại tre giống tầm vông.

Sườn nhà không có trính (miền Nam gọi là nọc ngựa, miền Trung gọi là nhà chữ Ðinh).

Hình dáng ngôi nhà này giống nhà khắc trên trống đồng, có mái cong lên. Đó là kiến trúc đặc trưng của nhóm dân Mã Lai cổ.

Nhiều nhà dân ở các đảo Indonesia hiện vẫn được dựng như vậy.

Người Chàm, cũng gốc Mã Lai, vẫn giữ lối kiến trúc đó, dù nay xây bằng gạch.

Người Chàm gọi là nhà Thang-giơ, từ tiếng Mã Lai ở Indonesia là Tanga, nghĩa là cái thang.

Người Việt gọi là nhà sàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét