Sau Nhật, nước Đức đang nhận người Việt sang làm điều
dưỡng, phục vụ người già.
Quan trọng là trước khi làm, được đào tạo nghề, một
nghề trong tương lai Việt Nam hẳn phải có.
Các nước phát triển đang già đi, người cô đơn nhiều,
người già không sống kiểu “tam, tứ đại đồng đường” mà vào viện
dưỡng lão sống.
Lao động Việt nhiều, hoắng với mức lương bằng 55 triệu,
chỗ ở miễn phí, học bổng, 3 năm làm việc tại Đức… mà không để ý
nghề, sau này có thể về mở nhà dưỡng lão ở quê nhà.
Lĩnh vực này còn trống. Nhiều nhà mở, nhà tình
thương, các cơ sở từ thiện đang chăm sóc người già, người tàn tật,
trẻ mồ côi, người cô đơn… đang hoạt động dường như chỉ với tình
thương, lòng từ thiện, chứ chưa có nghề.
Điều dưỡng, không phải là chỉ huy, quát mắng, hành
tỏi… để nhận phong bì. Cũng không chỉ “tình thương mến thương” xuông.
Vừa là y tá, vừa là mẹ hiền, nhà tâm lý, nhà trị
liệu… một nghề chăm sóc chi ly, gắn với con người, vừa điều trị, vừa
nuôi dưỡng.
Khi nhu cầu phát triển, không kịp có nghề này,
có đi thuê người nước ngoài cũng chẳng biết đường chỉ cho họ phải
làm những gì.
Của rề rề, không bằng nghề trong tay. Đâu chỉ giải
quyết nhu cầu trước mắt về lao động, cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét