Giá điện tăng thêm 5%, lên 1.437 đ/ kWh. Bắt đầu phải tập
thể dục tâm lý, theo kiểu rèn luyện như quân đội: sẵn sàng chiến đấu lâu dài
với dự báo giá điện có thể còn lên một (vài) lần trong năm tới.
Năm 2012, nhà đèn đã hai lần “tái giá”. Giá điện “tái” lần
đầu ngày 1-7. Lần hai này tái nữa dù quyết liệt kìm. Phấn đấu đè giá điện
xuống, nhưng nó cứ “thị trường”, khăng khăng “kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời
cao”.
“Ông điện” vẫn lãi vì tỷ giá tương đối ổn định, nước dạt dào
làm thủy điện lai láng... nhưng “điên nặng” bảo phải bù lỗ cho các năm trước,
cỡ 3.500 -4.000 tỷ đồng. Than lại gặp than, đấu rồi mà vẫn rối đầu…
May vận tải vẫn chưa hiện đại chạy điện, không thì xăng
thăng, điện thăng, la răng cũng như rứa.
Thiếu điện, điện đắt, rau cỏ vẫn có thể về được kẻ chợ, nhưng trăm thứ bà rằng khác vẫn phải “điên cái đầu”. Đủ thứ vừa ăn theo vừa nói leo, không xài điện thì cạp gì mà làm được?
Thiếu điện, điện đắt, rau cỏ vẫn có thể về được kẻ chợ, nhưng trăm thứ bà rằng khác vẫn phải “điên cái đầu”. Đủ thứ vừa ăn theo vừa nói leo, không xài điện thì cạp gì mà làm được?
“Tắt, khi không dùng” là một khẩu hiệu nghe được. Không dùng
là tắt, một thói vẫn chưa quen. Đất lề quê thói nghèo vẫn chảnh, nay có điện
càng chảnh sáng choang choang, lộng sáng cả nơi không người.
Không ít “cô Kếu gái tân thời” học làm “đại gia” chói lòa,
điện đóm cứ phải “sáng sao mà sáng thế”. Gia nhân ra tắt vào đóng bị cự nự như
kẻ bủn xỉn tù mù… Tắt đèn, không nói về tiểu thuyết nổi tiếng của Ngô Tất Tố,
mà về cái nút tiết kiệm năng lượng. Có cả chiến dịch Giờ trái đất, tắt đèn cho
hành tinh thêm xanh.
Điện, nước, xăng dầu lên xuống do thị trường và do điều
hành… Ấy là chuyện to. Chuyện nhỏ là xài tài nguyên, sản phẩm xã hội thế nào,
là chuyện của con người, nhỏ mà mấy nhỏ.
Một đại gia Việt kiều, sống ở Mỹ bốn chục năm, về kể chuyện:
Ông A giàu sụ, nhưng quen xài quá hớp, luôn phải đi vay. Ông B nghèo, tằn tiện
xài trong khoản của mình, chắt bóp bỏ vô ngân hàng.
Ông A khổ vì lo nợ, ông B thanh thản, được trọng là giàu hơn. Ai giàu hơn ai, hỏi mà là kết.
Ông A khổ vì lo nợ, ông B thanh thản, được trọng là giàu hơn. Ai giàu hơn ai, hỏi mà là kết.
Chuyện nhỏ ấy mới to, còn chuyện giá tăng to thật, nhưng
không phải to nhất. Cũng như “keo kiệt” không phải lúc nào cũng đúng. Cái đúng
cả làng thừa nhận nhưng sao vẫn chưa quen: “Tắt, khi không dùng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét