Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Chiến hạm Rạng Đông từng neo đậu tại nhiều bờ biển Việt Nam.

Đó là chiến hạm từng bắn phát súng khởi đầu Cách mạng tháng 10 Nga, nay neo đậu bên bờ kè St. Peterburg như một bảo tàng. 

Theo hhà sử học Matxcơva Maksim Syunnerberg, viết trên Tiếng nói nước Nga:

Tàu tuần dương này, được đóng từ tháng 5-1897, có 40 đại bác, 3 dàn phóng ngư lôi, thủy thủ đoàn 570 người, hạ thuỷ tháng 7-1903, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương II.
Tàu tham gia trận hải chiến Tsushima tại vùng biển Nhật Bản, từng neo ngoài khơi bờ biển Việt Nam suốt một tháng. 


Thuyền trưởng Egorev, người sau đó hy sinh trong trận chiến Tsushima, viết nhật ký:

“Rạng Đông tiến vào vịnh Cam Ranh sáng sớm ngày 1-4-1905. Vịnh biển phương Nam khiến các thủy thủ xứ Nga ngỡ ngàng choáng ngợp vì kích thước rộng lớn. Hai lối dẫn từ vịnh ra biển, đã được chặn lại ngay lập tức, để tránh đòn đột kích của tàu  khu trục Nhật Bản”.

 Rạng Đông đã đậu lại đó 12 ngày, luân phiên làm nhiệm vụ trực chiến trên biển, bốc dỡ than và thực phẩm, tuần tra tập luyện ngoài khơi.

Thuyền trường  Egorev mấy lần lên bờ, nơi “thấy ngôi làng nhỏ với những túp lều tường đất mái tranh rất khốn khổ. Thứ tô điểm duy nhất là hai chục cây dừa. Ven bãi biển rải rác mấy chiếc thuyền nan. Trong làng có một miếu thờ nho nhỏ, một tảng đá với mái ngói. Dân làng dáng vẻ nghèo nàn, ăn vận những thứ áo quần tồi tàn”.

Nhật ký của bác sĩ trên tàu Kravchenko: “Những con tàu vận tải cập vào cảng với 12 nghìn đôi giày và hàng trăm két rượu champagne dành cho ccác sĩ quan. Đám phu mở niêm phong của những két rượu, bật nút chai làm rượu  trào ra như suối. Đội thủy thủ Rạng Đông cố ngăn không cho họ làm như vậy nhưng vô hiệu”.

Sáng 13-4, “Rạng Đông” rời vịnh Cam Ranh, chuyển sang vịnh Vân Phong. Tại đó công việc bốc xếp trở nên ít hơn, vì rằng những con tàu vận tải Mỹ  chuyên chở thực phẩm e sợ quân Nhật nên đã từ chối đi theo lộ trình của hải đòan về cực Bắc Cam Ranh.

Tuy nhiên, các thủy thủ sẵn có nguồn cung cấp từ những chiếc thuyền mành của người Việt. Khi các thủy thủ Nga mua hàng, dân bản xứ thường trả lại tiền thừa cho họ bằng những đồng tiền Nga giả.  Chỉ huy hải đòan phải ra thông báo: những đồng tiền giả ấy là sản phẩm của người Nhật, từ Viễn Đông tới Việt Nam.
      
Trong thời gian neo đậu ở Vân Phong cũng có hoạt động giải trí, nhưng chỉ để dành cho các sĩ quan, đó là đi săn.  Thủy thủ Nga hóa ra là những tay thợ săn tồi:  thành quả của họ chỉ gồm 3 con dê, 1 con công và 1 con bê nhà nuôi, mà những tay thợ săn đã buộc phải đền cho chủ sở hữu 25 đồng bạc.

Ngày 26-4, "Rạng Đông” tiến đến gần Côn Đảo. Chiến hạm Nga đậu ở bờ biển Việt Nam lần cuối. 
Theo ghi nhận của cả hai tác giả nhật ký, không  hề có bất kỳ xung đột nào giữa các thủy thủ và người dân địa phương, kể cả ở Cam Ranh, Vân Phong hay Côn Đảo, Hòn Long.

Ngày 1-5-1905 Rạng Đông cùng với toàn bộ hải đòan Nga từ giã vùng biển Việt Nam, về Vladivostok.  Chỉ có 4 tàu làm được điều này. Vì ngày 14-5 trên vùng biển gần đảo Tsushima, lộ trình của đòan tàu Nga đã bị hạm đội Nhật Bản án ngữ. 

Rạng Đông đấu pháo với tàu tuần dương Nhật Bản Izumi và vô hiệu hóa con tàu này. Nhưng sau đó Rạng Đông cũng bị 18 vết thương, 99 thủy thủ thiệt mạng và bị thương.

Dù sao, Rạng Đông đã vượt qua vòng vây của tàu Nhật, đến gần Philippines. Từ đó, đi Sài Gòn. Năm 1906 Rạng Đông về quê, được cải tạo và trở thành tàu huấn luyện. 

Năm 1914, bắt đầu Đại chiến thế giới I, Rạng Đông tham gia lập những bãi mìn ở vùng biển Baltic, và tuần phòng. Tháng 11-1916, chiến hạm được đại tu.

Chính đội thợ sửa tàu, trong đó có nhiều thành viên Bolshevik vận động thuyết phục các thủy thủ Rạng Đông đi theo cách mạng, là con tàu đầu tiên của Hạm đội Baltic giương cờ đỏ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét