Lý do, theo các bô lão nghiên cứu, lo âu làm sinh ra chất
adrenaline thả tỏa vào máu, chạy khắp cơ thể.
Đó là một loại hóa chất sinh học, sinh ra từ tuyến thượng
thận. Tác động của nó làm bỗng dưng không muốn “ấy”, dù đang báo động “sẵn sàng
chiến đấu”.
Cụ thể, có khi đã lên lưng ngựa, ông bỗng đánh mất dây
cương. Đang thong dong phi nước kiệu, đến đoạn định đeo bao đội mũ, lại đột ngột
buông lỏng quản lý dây cương, khiến trên bảo dưới không nghe, cứ lõng thõng được
chăng hay chớ.
“Xì choét” còn gây nhiều chuyện rối, có đóng góp được dăm
điều nhỏ mọn cũng “chưa đến chợ đã hết tiền” thậm chí “khóc ngoài quan ải”.
Ông khổ bà có sướng gì. Cái thứ hóa chất phát sinh từ lo
lắng có thể làm âm đạo thắt, gây khó chịu là nguyên nhân ngúng nguẩy. Không thư
giãn và tận hưởng được chất lượng cuộc sống, còn bị ngăn cản lên đỉnh, thậm chí
làm nản việc “leo trèo”.
Việc chữa trị tức thời xem ra vất vả, có khi đánh vật
toát mồ hôi mà chẳng đi đến đâu. Uống ngay thuốc an thần được bác sĩ khuyên là
một sai lầm. Nó hiếm khi giúp được, lại “một tiền gà ba tiền thóc”.
Liệu pháp tâm lý được các thày, bác… cho là ưu việt. Chống
lại hóa chất này phải dùng tinh thần, chẳng hạn liệu pháp tâm lý, tư vấn, hướng
tới kỹ thuật cụ thể để làm giảm lo lắng. Quăng được lo âu đi, cuộc vui “the the”
hơn, thú vị hơn.
Một nghiên cứu do Giáo sư Shelley Taylor tại Úc phát hiện
phụ nữ đối phó với căng thẳng tốt hơn đàn ông, vì kích thích tố nữ tốt hơn.
Giáo sư này tin rằng xưa các bà thường không có tùy chọn
để chiến đấu hoặc chạy trốn, vì thường xuyên mang thai hoặc vướng con. Môi trường
ấy đào luyện và đào thải, khiến các bà thường có kỹ năng chuyển từ đối đầu sang
hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài.
Riết, các bà có “trình” ứng phó tốt hơn, biết làm giảm, chuyển
hướng những căng thẳng.
Chìa khóa của sự khôn ngoan này là một nội tiết tố nữ, gọi
là oxytocin. Chúng chỉ huy, làm cho “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, kệ các
ông cứ việc hung hăng “nông nổi giếng thơi”.
Kỹ thuật quản lý “xì choét” không khó tìm, từ việc “sang thể
dục, chiều thể thao, tối cất cao tiếng hát…”, nhưng quan trọng là ý thức tránh “xì
choét”.
Tránh voi chả xấu mặt nào, thấy là tránh… Khôn nữa là bà dắt
ông vượt qua “xì choét” để cùng vui hưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét