Học thêm
đạt chuẩn như một cái ”khổ nạn” của học sinh và phụ huynh. Có
chống, nhưng khó lòng quyết liệt.
Các
"nhà dạy" ra quân dạy thêm, “tất cả vì học sinh thân yêu”, nếu đóng
tiền học thêm... Số “nhà dạy” kèm cặp, tự nguyện giúp học sinh không
công rất ít.
Một đề
xuất cách làm mới đang thử nghiệm: Không chống mà tổ chức, quản lý theo
kiểu hợp tác tập thể, không để cá thể dạy thêm trôi nổi.
Hy vọng
rồi sẽ có mô hình mới. Chẳng hạn, học thêm được tổ chức ngay tại
trường, nơi có sẵn hạ tầng, phòng học, điện nước, sân, nơi gửi xe…
Thay vì rủ
nhau về nhà nào đó ngồi lê la mọi tư thế, không bàn ghế, ánh sáng
kém… phụ huynh đóng tiền thuê lại phòng học của trường với giá ưu
đãi để làm nơi cho con em học thêm, thày dạy thêm.
Có tổ
chức, được tiếng là đi học, nền nếp và chính quy hơn kiểu học thêm
như học chui hiện nay. Phụ huynh đưa đón con đi học thêm cũng có chỗ
chờ hơn là vất vưởng, chầu chực đầu ngõ, trước nhà nào đó, làm
ảnh hưởng cả an toàn trật tự vệ sinh khu phố.
Tổ chức
học thêm ở trường cũng là một bước “tăng cường quản lý”, tiến tới
giảm bớt việc học thêm. Thêm khi thật sự cần, khi học ngày không đủ mới
tranh thủ học thêm.
Từ hiếu
học đến bon chen là tâm lý được nuôi từ việc học thêm. Các trường
chuyên lớp chọn mở ra như bánh, thôi thúc trẻ chạy đua và làm phụ huynh
thêm tức nhau tiếng gáy…
Phong trào
học thêm, dạy thêm có truyền thống lâu đời có thể bỗng dưng nâng lên một
“nạn” cấp quốc gia, hẳn làm mất đi cái đẹp, truyền thống hiếu học.
Học thêm,
dạy thêm không xấu. Xấu là xấu “động cơ không trong sáng”, cách gợi
ý, chèn ép, vẽ vời để kiếm tiền, trong khi “thêm” chỉ thêm vạ vật,
vất vả của cả trẻ, phụ huynh…
Vì thế,
thử nghiệm một mô hình dạy thêm đàng hoàng, công khai, rõ ràng, chất
lượng… được quan tâm. Mong sao cho học ra học, thêm ra thêm. Chứ kiểu
học thêm như học “chui” hiện nay thì thêm phần nhiều chỉ là thêm
“thắt”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét