Nó thể hiện sức mạnh kinh tế, niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp tạo Đông Dương, thời kết cấu thép Eiffel.
Sông Hồng nằm ngang, rộng 1700 mét, biên giới của Hà Nội với các tỉnh tả ngạn thời ấy. Long Biên là con rồng biên giới.
Cuộc đấu thầu mở năm 1897, và Daydé cùng Pillé ở Creil (thành phố Oise) trúng thầu. Viên đá đầu tiên được đặt trong lễ khởi công vào mùa khô - tháng 9-1898.
Chiều dài giữa hai mố cầu hai bên bờ là 1680 mét, gồm 19 nhịp, bằng dầm thép, với 20 trụ chống.
Sau ba năm khởi công, cây cầu hoàn thành và khánh thành tháng 2-1902, cùng lúc với đoạn đầu tiên của hệ thống đường sắt Đông Dương. Cầu người Pháp xây, nhưng chiều đi ngược như người Anh, bên trái.
Từng là một biểu tượng của Hà Nội, nối với ngoại thành, kĩu kịt gồng gánh, thồ thực phẩm qua bãi bồi, xanh ngời bãi ngô, băng sông vào ra Hà Nội. Từ trên cầu, Hà Nội hiện ra mờ ảo, như một miền đất hứa với dân thôn quê.
Trẻ con bơi ven sông, đá bóng giữa bãi bồi, với ánh đèn leo lét. Gió sông Hồng, mùi phù sa lắng đọng tuổi thơ…
Năm 1946 kháng chiến rút qua sông Hồng và qua cây cầu này. Năm 1954 quân Pháp rút khỏi và Việt Minh tiếp quản Hà Nội cũng qua cây cầu này.
Những năm chiến tranh phá hoại, trên các nhịp cầu, bộ đội, tự vệ đặt súng 12 ly 7, một sống hai chết bắn máy bay Mỹ. Máy bay bay tầm thấp, rà sát sông tránh tên lửa, rồi vọt lên ném bom. Trượt, trúng lung tung cho tới khi dùng Mỹ dùng lade dẫn bom từ trên cao đánh mới đánh sập mấy nhịp.
Cũ, rỉ, thành di sản, kỷ niệm một thời. Nay các đôi trai gái làm chỗ hóng mát, tỏ tình, chụp ảnh cưới…
Cầu Long Biên xây rồi, người Pháp xây thêm các cầu sắt ở Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng và cả cầu Sài Gòn
Năm 1897 diễn ra cuộc đấu thầu xây thêm cây cầu thứ ba, bắc qua sông Sài Gòn, mở đường bộ từ Sài Gòn đi Biên Hoà có cả phần đường dành cho xe điện. Cầu Bình Lợi gồm 6 nhịp sắt, trong đó có một nhịp dài 40 mét có thể quay ngang cho tàu thủy qua lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét