Nghe cứ như khẩu hiệu sản xuất phải an toàn, nhưng không có “sản”. Không đẻ nhiều, đẻ nữa, sống vẫn phải “ấy”, thời HIV/AIDS càng phải giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Thông tin đáng chú ý trong tháng phòng chống bệnh thế kỷ năm nay là HIV lây qua đường “yêu” đã cao qua các đường khác!
Thế nên, “quan hệ” an toàn là một trọng tâm rỉ tai chia sẻ. Một nghiên cứu tại Anh cho biết “ấy” không an toàn phần nhiều do “hứng lên làm liều”, nóng vội “cuống quýt tít mù” sau những cuộc vui vẻ...
Phương Tây vốn quen “thoáng” từ khi mới “ra dàng”, nay kêu gọi “trung thành với một đối tác” và chọn đối tác trung thành như cách đầu tiên để giữ an toàn vệ sinh ẩm yêu.
Những rủi ro không an toàn gồm những gì? Bệnh hoa liễu, lậu, giang mai, nhiễm khuẩn herpes, rận mu, mụn cóc và nhất là nguy cơ lớn của thế kỷ 21, bệnh chlamydia.
Các bệnh này có thể gây ra AIDS, ung thư cổ tử cung, gây vô sinh (do nhiễm trùng vùng chậu khi quan hệ với đàn ông bị nhiễm bệnh).
Thế tình dục an toàn là gì? Hình thức duy nhất hoàn toàn an toàn là thủ dâm. Về mặt kỹ thuật, “ấy” với một đối tác vẫn mang một số rủi ro, dù không nguy hiểm nếu hai bên trung thành với nhau.
“Múa tay” là một hình thức an toàn, ít rủi ro hơn nhiều so với “ấy”, được bác sĩ khuyên dùng, miễn đừng lạm dụng.
Miệng lưỡi cũng là một “anh hùng”. Điều tra xã hôi học cho thấy có vẻ thêm nhiều quý bà ưa hình thức dùng “miệng lưỡi thế gian”, tức cho đối tác (nam, nữ) “dùng miệng thay trôn”.
Nó vẫn có “một chút nguy hiểm”, vì có thể truyền nhiễm trùng như bệnh lậu và herpes (thậm chí có thể cả giang mai). Vì vậy, nhiều quý ông/bà “trên mức bình dân” chỉ chấp nhận cho “thổi qua bao”, nhất là khi đối tác “lạ”.
Một ủy ban thuộc chính phủ Anh đánh giá rủi ro tương đối thấp và do đó không “liên đới” với các cách “ấy” qua đường âm hoặc trực tràng.
Nếu đối tác “lạ”, nhất thiết dùng bao bố cho chắc. Đó là nguyên tắc, luôn biết nói “không” đúng lúc với “chân trần”, thà nhịn một lúc, còn hơn lo đeo đẳng. Pháo, dù trùm bạt, vẫn vươn lên trời cao, bắn, vẫn không cho chúng nó thoát…
Mại dâm, thẳng thắn nhìn nhận không thể chống và tránh. Cần biết cách sống chung với tệ nhiều nước nay không còn coi là tệ nạn. Các nước Hồi giáo có luật khắt khe, tử hình, ném đá… vẫn có nạn này.
Thay vì trừng phạt mạnh, một số nước dùng “lực lượng mềm”, cho các tổ chức xã hội tiếp cận, phát bao, tuyên truyền cách “hợp vệ sinh”… hướng dẫn sử dụng đúng cách, trong suốt quá trình, từ lúc “lâm trận” đến khi “khải hoàn”…
Một trong những rủi ro lớn nhất là “say sẩm” sau khi xỉn. Xỉn hay làm bậy, làm liều, tặc lưỡi bất chấp… gây hậu quả nhiều khi nghiêm trọng hơn vẫn tưởng.
Liên quan chuyện này với phụ nữ, các chuyên gia khuyên nên “tỉnh táo” từ lúc còn tỉnh táo, đề cao cảnh giác với rượu bia được khúm núm “dâng” lên tận miệng.
Từ “say nắng” đến lâng lâng và dễ mất an toàn khi không đủ sức chống lại các hành vi lạ… Luôn nghi ngờ và chừng mực là lời khuyên thày thuốc.
Các tổ chức xã hội đúc kết thực tiễn và khuyên chị em luôn nhớ bốn điều:
- Tránh quan hệ dễ dãi.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai.
- Với đối tác “lạ”, nhất thiết buộc dùng bao trong suốt “hành trình”.
- Rượu có thể làm quên mọi kiến thức về quan hệ an toàn.
Bốn điều ấy nhằm “ấy” phải an toàn. Có an toàn mới vui “ấy”, mới nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét