Các lãnh đạo thường tận dụng, thậm chí bày trò chơi với trẻ để tự tôn vinh, quảng cáo khi cần. Khôn ngoan như bác Un ở Triều thì chỉ “thăm một chiều”, đến xoa, gõ đầu trẻ… chả cho chiều hỏi lại.
Dại như bà Ô, cho đối thoại, “trả lời phỏng vấn”, chơi
với trẻ, nên nhiều lúc bị… “liếm mặt”, tối tăm cả mặt mày, đỡ không
nổi. Trẻ nhỏ nó thế, yêu cho roi vọt, lại chả nể nang gì, cứ hỏi
thẳng tưng.
Thăm một trường tiểu học ở Virginia tuần rồi, bà Ô bị cái đám “làm báo” ăn chưa no lo chưa tới hỏi cắc cớ: Bác có thích bác giai không (tức tổng thống Obama)? Bác giai mà thất cử, thì bác sẽ sống ở đâu? Bác có phải là tổng thống không? Lúc này bác giai đang ở đâu?
Thôi thì đành giả nhời chung chung, cho xong, đại khái
bác yêu TT nhiều, bác giai đang đi làm", bác không phải là TT, chỉ là
vợ TT thôi, sống ở đâu hả? Các cháu sau này sẽ biết…
Giải nhời cho trẻ có thể lấp liếm, nhưng đối tượng nghe
lại là toàn dân, trong đó có các đối thủ sẵn sàng bẻ đôi câu chữ
để xoáy lại.
Thế nên, trẻ có hỏi “không tế nhị hay làm khó” cũng
không dám mắng, lại còn phải lựa lời mà nói cho vừa lòng dân mới
đạt mục tiêu PR.
Chơi với đám trẻ ranh, như chơi với lửa hoặc như dao
hai lưỡi. Được thì được to, mất thì dễ mất cả chì lẫn chài.
Khó thế ngu gì chơi? Vì cần tỏ ra cao tay, chỉ người
bản lãnh mới dám chơi trò này tới bến. Không thì chơi nửa vời thôi, chỉ
hiện hình hua tay nói dăm lời, gọi là vui mừng được đến thăm, nhiệt
liệt biểu dương…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét