Đó là thái tử Nikolai (sau này là hoàng đế Nikolai II), trong chuyến đi vòng quanh thế giới trên tàu Pamiat Azova, với 5 chiến thuyền hộ tống.
Xuất phát từ cảng Sankt-Peterburg,đi dọc bờ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải tới Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…Đoàn ghé Sài Gòn, lên bờ cuối tháng 3, đầu tháng 4-1891, trước khi đi Cam Ranh.
Pamiat Azova là một chiến thuyền không nhỏ vào thời đó, dài 115,6m, rộng 15,6m; trọng tải 6.700 tấn, chạy bằng động cơ hơi nước, có tốc độ 17 hải lý/giờ. Trang bị 15 đại bác, 17 pháo nhỏ, biên chế 30 sĩ quan và 600 thủy thủ.
Thống đốc Nam Kỳ Daniel được lệnh từ Paris chuẩn bị đón tiếp chu đáo với tổng chi phí 15.000 đồng Đông Dương, cực lớn thời đó.
Ngày 28-3-1891, đoàn đến cửa sông Đồng Nai, sau đó cập cảng Sài Gòn. Trên bến cảng, Toàn quyền Đông Dương Jules Georges Piquet cùng quan quân nhà Nguyễn và Pháp long trọng đón tiếp.
Thái tử Nikolai là con trai của hoàng đế Nga Aleksandr III, lúc đó 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Học viện sĩ quan cận vệ, và Trường Đại học tổng hợp quốc gia.
Ai biết trước được, hơn 50 năm sau, Việt Nam thoát khỏi Pháp và trở thành đồng minh thân cận của Nga.
Năm năm sau đó, vào năm 1894, hoàng đế Aleksandr III qua đời, Thái tử Nikolai lên ngôi, trở thành hoàng đế cuối cùng của Nga.
Nikolai II lúc thành Hoàng đế |
Những người Nga khác sớm đến Việt Nam
+ Bà Anna Razumova, làm việc tại trường ĐH Quốc tế cộng sản Phương Đông. Có thể bà là người Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam.
Bà sinh năm 1899, nhờ biết tiếng Anh, Pháp, Đức và Ba Lan, năm 1919, được phân công làm việc trong Ủy ban Phương Đông, đại diện Quốc tế cộng sản, thường đi công tác ở nhiều nước: Trung Quốc, Pháp.
Trong thời gian làm việc ở Pháp, từ năm 1931 đến 1935, bà nhiều lần đóng giả người Pháp đến Sài Gòn. Có lần đến Sài Gòn trong thành phần đoàn luật sư Pháp.
+ Những người Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam là đạo diễn Roman Karmen và hai nhà làm phim Xô viết khác. Họ đến năm 1954 để làm phim về cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.
+ Bà Anna Razumova, làm việc tại trường ĐH Quốc tế cộng sản Phương Đông. Có thể bà là người Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam.
Bà sinh năm 1899, nhờ biết tiếng Anh, Pháp, Đức và Ba Lan, năm 1919, được phân công làm việc trong Ủy ban Phương Đông, đại diện Quốc tế cộng sản, thường đi công tác ở nhiều nước: Trung Quốc, Pháp.
Trong thời gian làm việc ở Pháp, từ năm 1931 đến 1935, bà nhiều lần đóng giả người Pháp đến Sài Gòn. Có lần đến Sài Gòn trong thành phần đoàn luật sư Pháp.
+ Những người Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam là đạo diễn Roman Karmen và hai nhà làm phim Xô viết khác. Họ đến năm 1954 để làm phim về cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét