Cử chỉ để hiểu nhau giữa con người hầu như có gốc, xuất phát từ thực tiễn, được đơn giản, hình tượng hoá thành quen,
1. Bắt tay
Con người biết bắt tay nhau
từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Nó phổ biến vì nhu cầu chứng minh đến
với nhau không mang vũ khí.
Cử chỉ này nay như lời chào,
thể hiện sự thân thiện và sẵn sàng hợp tác.
Giơ tay hàng cũng thế, là cử chỉ báo đã hạ vũ khí rồi.
Các cung thủ người Anh lần đầu
tiên ra dấu này sau trận chiến Agincourt năm 1415 với quân Pháp.
Thoạt đầu giơ hai ngón hình
chữ V là báo hiệu hai ngón tay của họ vẫn còn, chưa bị lính Pháp
chặt đứt như lời doạ, để không còn giữ được mũi tên khi bắn cung.
2. Hai ngón tay chữ V
Sống sót và lành lặn, không
bị đối phương cắt ngón, là thắng lợi rồi. Được dùng nhiều, sau được
giải thích là ra dấu chữ V trong Victory, tức chiến thắng.
3. Giương ngón cái
Cử chỉ này được cho bắt nguồn từ
Roma. Các trận đấu sỹ thắng đối thủ, chờ tín hiệu trên khán đài của hoàng
đế hoặc đại quan có mặt. Nếu ngón cái chỉ lên trên, là tha. Nếu chỉ
xuống dưới, đánh tiếp, tới chết.
Nay thông dụng toàn cầu, như
nút Like trên Facebook, thích hoặc không thích.
Với người Nga, giương ngón
cái được hiểu là “số 1”, tốt, được… giống OK. Nhưng với người Arabia,
Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, giương thế lại là xỉ vả, văng “của quý” vào mặt…,
tương tự phương Tây chỉ bằng “ngón tay thối”, tức ngón giữa.
4. Giơ tay lên mũ chào
Tập tục này bắt nguồn từ một hòn
đảo nước Anh. Trong quân đội lúc đó lính chào quan bằng cách cởi mũ. Thế kỷ
18-19, trang phục mũ nón cồng kềnh, chào cũng được đơn giản hoá thủ tục
bằng cách giơ tay chạm vào lưỡi trai của mũ, coi như đã cởi mũ.
Phải có mũ mới giơ tay lên
chào là luật. Nay các chính trị gia cải tiến thêm: chào không cần
mũ, cứ giơ tay lên đầu trần là xong.
5. Hãy gọi cho tôi
Thời điện thoại di động phổ
biến, ra hiệu hãy gọi cho tôi cứ như đang cầm loại điện thoại bẻ ra
làm cục nói.
Ngón cái làm cục nghe áp
vào tai, ngón út làm cục nói kề vào miệng, kệ các loại phone thời
nay hay phone thông minh chỉ có một cục.
6. Ok
OK trở thành ngôn ngữ và ký hiệu
toàn cầu, ai cũng hiểu, viết, nói được. Nguồn gốc có nhiều giả thuyết.
Một giả thuyết cho là Tổng thống
Mỹ thứ tám Martin Van Buren, có bí danh là Old Kinderhook, khi tranh cử năm
1840 dùng cụm từ Old Kinderhook is O.K làm slogan quảng cáo.
Một giả thuyết khác: All Correct trong
tiếng Anh, và Oll Korrect, tắt là OK, theo tiếng Đức.
Nghĩa và phát âm như nhau
nhưng viết hơi khác. Người Anh coi Oll Korrect là cách viết sai chính
tả, đến cả trên báo Boston năm 1839 cũng viết sai như thế, thành trò
tiếu lâm và tiện. Thành OK và OK thật tiện, chả ai nhớ viết AC nữa.
Ám hiệu như thoả thuận ngầm,
ai cũng hiểu. Có khi chả cần hiểu mà vẫn hiểu. Chả hạn khi chụp
ảnh, đưa tay chữ V mà sọc vào mắt hay vào má, chúm chím nghiêng đầu…
Chảnh phải cỡ cá cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét