Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Nhà nước nắm xu, tư nhân nắm giấy. Giấy ghi nợ này chỉ có FED, cơ quan “công tư hợp doanh” có quyền phát hành. Ngạc nhiên chưa, chuyện ngộ về đồng Dollars

+ Ở Mỹ, cơ quan nào có quyền phát hành dollar?
Bộ Tài Chính chỉ có quyền phát hành tiền xu và một số đồng xu One Dollar. Chỉ có Federal Reserve [FED] mới có quyền phát hành tiền dollar giấy.

+ Trên tờ dollar có chữ ký tên của “Treasurer of the United States”, và của “Secretary of the Treasury” mà không phải do Department of Treasury?
Trên dollar có in “Federal Reserve Note”. Chữ note ở đây nghĩa là “ a paper acknowledging a debt and promising payment; promissory note”. Tức là dollar nào cũng là giấy ghi nợ.

+ Ai nợ ai?
Chính phủ Liên bang nợ FED.

+ Sao thế?
Số tiên chính phủ cần luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên chính phủ phải mượn. Mượn ai? Mượn FED là cơ quan duy nhất có quyền phát hành dollar.
Mượn bằng cách nào? 

Bằng cách cho phép Bộ Tài Chính [The Treasury Department] in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” [là giấy IOU (I Owe You) trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời] (% interest) do FED. chủ nợ, quyết định].
FED chấp nhận và in [thí dụ như một tỷ dollars] đưa cho chính phủ. Thế là chính phủ [tức quốc gia, là dân Mỹ] nợ FED một tỷ dollars với tiền lời.Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất.    

+ FED là một cơ quan của Liên bang, vậy chính phủ nợ FED thì có khác gì “Tôi nợ Tôi”.
Khác, vì FED là một cơ quan mang tên “Liên bang” [Federal] nhưng không phải của Liên bang. FED là một công-ty độc lập của tư-nhân [a corporation independent privately owned].    

+ Privately owned thì ai own nó?
Federal Reserve [FED] gồm có 12 cái Fed bank địa phương [twelve regional federal reserve banks] mỗi cái là sở-hữu của những nhà bank buôn bán tư thành viên của cái Fed địa phương đó.
Fed Bank của New York có đa số cổ phần [53% of shares]. Mà trong Fed bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia-đình Rockefeller và J.P. Morgan Chase Co là của gia-đình Morgan. 

+ Nhưng trong Hội đồng Quản trị FED có Bộ trưởng Tài Chánh [the Treasury Secretary] và Giám sát Ngân khố [the Comptroller of Treasury] là công chức chính phủ?
Vì vậy trên dollar có chữ ký của hai ông này. Và TT Mỹ cũng bổ nhiệm [với sự chấp thuận của Thượng viện] Chủ tịch Hội đồng Thống đốc [Chairman of The Governing Board] của FED, nên FED được coi như cơ quan “gần như chính thức” [quasi-governmental]. Hội Đồng này gồm 7 người, với nhiệm kỳ 14 năm. Tổng thống chỉ có quyền thay một người trong hai năm.

Trong tổng số tiền của Mỹ, tỷ lệ tiền xu và tiền giấy là bao nhiêu?
Tiền coin do chính phủ đúc chỉ khoảng một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ. Cộng với tiền giấy thành “tiền sờ thấy được” [tangible currency], khoảng 10% tổng số tiền được cung cấp [American Money Supply]

+ Còn 90% kia là tiền gì, ở đâu?
Phần 90% còn lại là tiền ma [phantom money].

+ Tiền ma là tiền gì?
Là tiền không có thật, là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết [money created from nothing], do cái trò ảo thuật cho vay [gọi là “loan”] tạo ra.
Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không [create money out of nothing] dựa trên cái gọi là “fractional reserve banking” theo luật Federal Reserve Act.
Theo đó, khi nhà bank có trong kho X tiền thật [vàng, giấy xanh] được coi để dự-trữ [reserve], thì nó có quyền phát ra 10 X  [tức có 9 X tiền ma, không có bảo đảm [reserve].

+ Từ đâu, tại sao, và từ hồi nào mới có cái quái thai đó?
Các học giả Mỹ thường ví FED như một con “Hydra”, con rắn có chín đầu. Theo thần thoại, nó có 9 đầu và nhiều vòi [tentacles] rất dài để bắt mồi từ xa. 
FED [con hydra hiện tại] sinh ra do Federal Reserve Act năm 1913 do TT Woodrow Wilson ký [về sau ông hối tiếc]. Trong dĩ vãng nó cũng bị chặt đầu nhiều lần, rồi sống lại với tên khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét