Ấy là uống rượu vùng cao, Tây Bắc. Cụng ly, chạm
cốc, nốc một hơi rồi bắt tay. Chặt, lắc, vắt cổ chày ra nước, rồi
lại làm chén tiếp. Hai chén mới vững, như đi hai chân.
Với một người
phải 2 chén, mà bữa nhậu cả chục người, xếp hàng, lần lượt chúc,
lần lượt nốc, bắt tay… Và được nhắc kỹ: “phải cho vào hết không chị em
không hài lòng”…
Qua miền Tây Bắc thấy người Mông, người Hà Nhì, Dao Đỏ… người nào cũng giống người nào, giống người miền Tây: “thuyền chết tại bến” là chân tình, thiệt tình, mới là khách quý.
Ngoắc tay nhau uống không phải kiểu Tây xa xăm, cũng không phải chỉ có ở đám cưới giữa các cô dâu chú rể dưới xuôi. Chuyện thường ngày ở Tây Bắc, trai gái sừng sừng rồi ngoắt tay nhau uống kiểu “khát vọng”, sừng gì chẳng cần biết.
“Khát vọng” cũng có hai loại, loại 1 và loại 2. “Khát vọng 1” chỉ ngoắc vòng tay nhau mà uống. “Khát vọng 2” mới phê và chỉ có ở Tây Bắc (phổ biến ở Điện Biên, Lai Châu).
Đứng lên, ôm nhau, gái chủ động ôm
chặt eo trai, tay vòng qua cổ, tay xiết eo, người này rướn uống cạn chén rượu
của người kia.
Tưng, ồn ào náo nhiệt. Mọi người hô hoán, chúc
tụng, vun vào. Hai ba nào, giọng ồm, siết, nghe như “Hây be nèo”…
Hò hét, nhảy tưng tưng cho nó hả rượu. Rồi cũng đến
lúc rượu không kịp hả, lăn đùng ngả ngửa, dúi dụi vào bờ rào, góc
sân. “Cho chó ăn chè” là chuyện thường và là bằng chứng chân tình như
người thân.
Rồi, thân rồi, giờ thì muốn công cán gì được nấy.
Người viết nội dung trên là nhà báo hay dân thường, đã suy nghĩ kĩ chưa, đừng có quy cho tất cả dân tộc có các ảnh nói trên chứ, hiện tượng này chỉ ra sảy ra ở một sô rất ít những người ít học và bị lan căng hóa theo xu thế của xã hội hiện đại thôi chứ không phải là nét văn hóa của các dân tộc này. Mà người viết dùng những chụm từ“cho vào hết”, không “cho vào hết” chị em nó buồn.; nốc một hơi rồi bắt tay. Chặt, lắc, vắt cổ chày ra nước,“Hây be nèo”…...có hàm ý gì ? Đã nghĩ kĩ trước khi viết chưa ???
Trả lờiXóa