1. Chợ Cầu Ông Lãnh: Từ bến ghe chành trở thành chợ vào
năm 1872, đầu mối hàng thủy sản. Năm 1946, dẹp lò mổ heo, phát triển thêm chợ Cầu
Muối, đầu ngành nông sản, biến đường Lò heo (đường Nguyễn Thái Học) thành bến
xe.
Tháng 4/1999, chợ Cầu Ông Lãnh cháy. Năm 2004, cả hai chợ
bị giải tỏa để làm đại lộ bờ sông. Ông Lãnh có lẽ là Lãnh Binh Thăng, còn Cầu
Muối là cầu chuyển muối từ miền Trung chở vào bằng ghe.
2. Chợ Lớn cũ: Ra đời sau khi người Hoa từ Cù Lao Phố về
đây lánh Tây Sơn (1776). Ảnh này chụp đầu thập niên 1920. Địa danh Chợ Lớn phát
xuất từ đây: ngôi chợ lớn nhất vùng... "Chợ Lớn". Sau khi lập Chợ Lớn
mới (Bình Tây) thì chợ này bị dẹp bỏ vì quá tải.
3. Chợ Bình Tây: Biết chính quyền Chợ Lớn có ý định xây
ngôi chợ mới để thay thế Chợ Lớn cũ đã quá chật chội, năm 1928, ông Quách Đàm,
thương gia người Hoa, bỏ tiền mua một cuộc đất rộng nằm giữa kênh Tàu Hủ và rạch
Bàng (đường Hậu Giang - Tháp Mười ngày nay), xây nên ngôi chợ Bình Tây (26.000m2,
gấp đôi chợ Bến Thành), cấu trúc trệt - lầu, kiến trúc Đông phương.
Bình Tây, tên làng cũ. Trước 1990 là chợ đầu mối cả nước.
4. Chợ Cá: nay không còn. Xưa nằm trên đường Tổng Đốc Phương
(nay là Châu Văn Liêm), ở vị trí vòng xoay tượng Phan Đình Phùng. Năm 1954, Sài
Gòn xây lại một chợ tôm cá, nhưng kiến trúc khá văn hóa, đó là chợ Hòa Bình
(tên làng cũ).
Chung quanh là nhà vườn, đất thênh thang của làng cũ Tân
Định.
6. Chợ Bà Chiểu: Chợ trung tâm tỉnh Gia Định xưa, có từ đầu
thế kỷ XIX. Kiến trúc chợ thuộc hạng bình dân, xây năm 1942.
Tên chợ từ tên vùng đất, chưa rõ nguồn gốc Bà Chiểu. Có
người cho rằng bà là một trong năm bà vợ của một lãnh binh thuộc triều Nguyễn, có
sáng kiến chia vùng quản chợ. Bốn chợ còn lại là Bà Hạt, Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Điểm.
Còn theo Sơn Nam, "chiểu" là ao. Bà là nữ thần được thờ bên ao.
8. Chợ Thủ Đức: có khi Nguyễn Hữu Cảnh vào nam, thế kỷ
XVII. Người lập ra chợ này vốn là một thương gia người Hoa trong phong trào
"phản Thanh phục Minh".
Ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đãgóp phần khai
khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu xưa và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên
hiệu của ông.
9. Chợ Bà Điểm: Vùng này xưa nhiều rừng, cọp dữ. Canh ba,
canh tư, dân gánh nông sản về Bến Nghé bán phải đi thành đoàn, đốt đuốc chống cọp.
Theo một nhà nghiên cứu, Bà Điểm là vợ của một lãnh binh.
Một tư liệu khác thì bảo là người đã giúp Trương Định đánh Pháp (1861), còn
theo TS. Lê Trung Hoa, bà là chủ quán bán nước chè ở vùng này.
Chợ Bà Điểm trăm năm trước (1910) được quy hoạch cốt lề,
có đèn đường, thắp dầu (nay là góc Phan Văn Hớn - Phan Văn Đối). Hai bên đường
nhiều nhà ngói, đi lại chỉ có xe bò và ngựa...
Sài Gòn thủa ấy thế này:
Cảng Sài Gòn 1866 |
Nhà bên bến cảng Sài Gòn 1866 |
Đường Catinat năm 1866, nay là đường Đồng Khởi |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét