Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Tiên triền phải có “nghệ”, có lớp lang, bài bản. Bốn bước "lên đỉnh", cao chói loà

 Đưa một người từ chỗ vô danh tiểu tốt lên tầm lãnh tụ là cả nghệ thuật, công phu tuyệt tác.

Tây, Tàu còn phải cãi nhau ỏm tỏi, chỉ Triều mới xứng là ông tổ nghề vẽ tô, quả đáng ngả nón chào và ngâm nga học hỏi.


Có nghề, có bài bản, lớp lang đàng hoàng, đòn ra đòn, trúng phoóc cả cái con tâm lẫn con lý.

Các chuyên gia vùi đầu nghiên cứu, nhất trí oánh giá cao bộ máy "tiên triền" Triều, mưu cao kế dày đùn đít đẩy lưng bác Un lên tầm chói lọi chỉ trong thời gian ngắn. Họ làm điều đó như thế nào?


Có bốn bước, mỗi bước đi có kịch bản đàng hoàng, vẫn truyền thống mà vẫn “tạo ra sự khác biệt”, tức vẫn  đậm đà … lại vẫn "hại điện".
Bước 1: Từ tháng 12-2011, sau cái chết của Bác IL, hình ảnh Bác Un trẻ tuổi mới vào hàng thứ yếu, dù được đề cập tôn kính.

Ngay sau đó, xuất hiện các bản tin mô tả Bác Un như “trụ cột tinh thần của nhân dân Triều Tiên” và “nhà lãnh đạo lỗi lạc”.

Báo chi rả rích về bác Un như người kế vị với tần suất tăng vọt, như người quả cảm dám nhận nhiệm vụ "tiếp bước truyền thống ông, cha".

Đột biến cần có chim mồi. Nó xuất hiện ngày 29-12: một bác quan chức cao cao nào đó hiện hình, trong lúc dạt dào tình cảm đã “vô tình” gọi bác Un là “lãnh tụ tối cao”.

Chỉ là lời của một cá nhân, nhưng TTX chính thức KCNA "nâng quan điểm", đưa lên cao vút, cứ như đã có danh hiệu. Trên thực tế, rất lâu sau đó bác Un mới được chính thức gọi bằng "chức" này.

Bước 2. Từ ngày 29-12-2011, trọng tâm tuyên truyền chuyển từ than khóc nhớ nhung bác IL, sang đi sâu “phát hiện, khám phá” ra một số phẩm chất tốt đẹp của Bác Un mà chưa mấy người được biết.

Không chờ trên chỉ đạo, bộ máy cứ việc ca hết cỡ, tập trung vào các đức tính tốt, nhấn mạnh lòng trung thành hết mực, khả năng lãnh đạo phi thường và cả những câu chuyện như ngày bác sinh ra trời bỗng vần vũ, rồi bừng sáng, điềm báo xuất hiện lãnh tụ…

Một hướng tuyên truyền nữa, tập trung làm cho bằng được, là đề cao dòng dõi, thân thế sự nghiệp, tô đậm tính trâm anh thế phiệt, ca ngợi công đức, “sự lãnh đạo khôn khéo của đồng chí Kim Jong-un”, so sánh “rất giống các lãnh tụ vĩ đại” ông và cha.

Bước 3: Khắc hoạ chân dung bác Un. Báo chí được định hướng sáng tạo, nêu bật các phẩm chất, nhấn mạnh “sự khôn ngoan sáng suốt, hành động táo bạo và sự lãnh đạo nhiệt thành” của bác Un, nâng tầm bác là người hành động, năng động.

Cách thể hiện: đưa đậm các tin bác Un thường xuyên thị sát các đơn vị, “hướng dẫn việc huấn luyện bay cho các phi công” hay là khi thăm đoàn ca nhạc quân đội đã “đưa ra những huấn thị quý giá cho các hoạt động trình diễn dàn nhạc…”, hoặc ân cần “chỉ đạo tại chỗ” ở một xí nghiệp sản xuất đồ thể thao ...

Đưa đậm, khắc họa mạnh mẽ, tôn cao hình ảnh phi thường của bác Un như một lãnh đạo hết sức thông thái, cực kỳ am hiểu, vô cùng uyên bác, có thể chỉ đạo, lãnh đạo, hướng dẫn cụ thể đủ loại bộ, ban, ngành, đoàn thể...

Bước 4: Từ 11-4-2012, khi bác Un được bầu làm “lãnh đạo tối cao của nhân dân Triều Tiên”. Công trác tuyên truyền lúc này phải nâng lên cho xứng tầm chức vụ mới.

Bước 4 được triển khai theo hướng tập trung mô tả lãnh đạo tuy cao vòi vọi, nhưng vẫn hết sức gần gũi với dân, đồng thời là người phi thường, kiệt xuất, đáng tôn thờ.

Các hình thức, động tác tác nghiệp phải được phát huy cao độ, sáng tạo, phải có nghệ thuật, để quyết liệt chuyển từ mô tả tôn kính suông sang hình ảnh lãnh đạo sống động, hiện đại, tự tin và gần gũi.
Cúi mình nhổ cỏ cho các cháu
Đài truyền hình được nhiệt liệt biểu dương khi sơ kết nhanh việc chuyển hướng tuyên truyền. Thí dụ được nêu lên để học tập, làm theo: Đài đưa hình bác Un đi thăm một khu vui chơi và phê bình việc bảo dưỡng không tốt, để cỏ dại mọc tùm lum.

Mới, đã đổi mới, tạo sự khác biệt và có nghệ thuật. Đó là phải tự nhiên như cuộc sống. Chẳng hạn lên hình bác Un phải để bác đứng cạnh một chiếc thuyền bập bênh, chỉ vào mặt sân vỡ, dướn mắt hỏi sân được lát gạch lúc nào, rồi làm mặt buồn...ống kính phải zoom vào chỗ gạch vỡ, minh hoạ và mô tả nỗi buồn của bác Un...

Và bác chỉ tay vào đám cỏ dại với vẻ mặt không vui, đội mũ chống cúi xuống nhổ từng cọng cỏ, rồi nghiêm mặt phê bình địa phương “không có tinh thần phục vụ nhân dân”.

Ngày xưa, các cụ nhà bác đến đâu thường vỗ vai khen tốt, nhiệt liệt biểu dương, động viên, vỗ về… Nay đổi mới tý, có khen và có chê, khen xong nghiêm mặt lại, phê bình vài chỗ, thật quyết liệt. Phê bình và có hành động thị phạm được đánh giá là “một cách tiếp cận hoàn toàn mới”.

Các cụ ngày xưa khăn đóng áo dài cài kín. Nghiêm nghị, có phần cổ lỗ. Nay bác Un đổi mới diễn khác với đạo cụ khác:  áo khoác cởi nút, làm "lộ hàng" một tý, lòi thập thò áo trắng trong...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét