Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

“Sân sau” của bệnh viện, xã hội, trường học riêng... Ai cũng có và cũng được…


Nói ra lại bảo nói ra, người già là nỗi lo toan ngày một lớn. Không chăm thì quá thương, chăm thì cũng tội, mà lo thì ngay ngáy trong lúc phải lo bao chuyện cơm áo lúc khó khăn…

Không nói ra lại bảo không nói ra, chăm sóc người già phải trở thành cái gì đó, nói thì to tát, thôi thì cứ làm được như Tây: Có viện dưỡng lão, ai cũng được chăm sóc, an ủi…

Làm được thì yên hàn, giải phóng được nhiều sức cho xã hội, lại làm cho xã hội có tình người.

Tất yếu, sẽ phải đến, dù lúc này cấn cá tình cảm, lu bu đầu tư… Xã hội phát triển, người sống thọ thêm, Việt Nam sẽ có tới 10 triệu người già… bấu víu và cản trở …

Nếu vào viện là tốt, sẽ không ai phải băn khoăn vì bất hiếu. Vào đấy, các cụ khỏe và vui, ai chả muốn.

Mỗi quận, huyện nên làm một bệnh viện điều dưỡng, nửa là bệnh viện, nửa là an dưỡng, rồi lên viện dưỡng lão.

 Viện điều dưỡng đồng thời là “sân sau” của các bệnh viện, can thiệp chữa bệnh ở bệnh viện, rồi thay vì về trại, về khoa, chuyển sang viện điều dưỡng, giải phóng giường, giảm tải đáng kể các bệnh viện…

Bênh viện điều dưỡng có thu để đủ chi, nhưng không kinh doanh. Và đạo đức như từ thiện…

Đến một lúc nào đó, viện dưỡng lão trở thành một trại xã hội, một loại “trường học” nhẹ nhàng cho người cấp cao… tuổi.

Để ai cũng được chăm sóc, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét